Là “người được chọn” để kế thừa các di sản mà cha ông để lại, Akio Toyoda mang trong mình một trọng trách lớn lao nhằm viết tiếp nên câu chuyện thành công của một trong những hãng xe danh giá nhất thế giới.
Với tư cách là chủ tịch hiện thời của một trong những tên tuổi lớn nhất thế giới, Akio Toyoda cần phải có một tầm nhìn rất xa, nhất là trong bối cảnh ngành công nghiệp ô tô đang thay đổi nhanh chóng.
Vậy nhưng thời gian đổi thay, cuộc đời vạn biến. Đó là một quy luật không có ngoại lệ, ngay cả đối với một định chế toàn cầu như Toyota.
Khi chuẩn bị hành trang hướng đến một kỷ nguyên mới đầy biến động, có nhiều yếu tố mà Toyoda phải tính đến ngoài đôi chút tự hào cá nhân. Là cháu trai của người sáng lập và con trai của cố chủ tịch tập đoàn, Akio Toyoda quyết tâm viết tiếp câu chuyện thành công cho chặng đường sắp tới của Toyota bằng một loạt chiến lược.
Cụ thể, Toyota đang đầu tư rất nhiều vào công nghệ mới, từ trí tuệ nhân tạo, rô-bốt thông minh cho đến điện khí hóa. Không những thế, công ty cũng tích cực tìm kiếm các đối tác, không chỉ trong lĩnh lực công nghệ cao, mà thậm chí còn liên minh với cả các đối thủ lâu năm trong ngành công nghiệp ô tô như Mazda haySuzuki.
Ông Akio Toyoda đã có những trải lòng về việc tái cấu trúc công ty, cách tạo nên một chiếc xe hơi thú vị cũng như gánh nặng của “người được chọn”.
Trong một bài phỏng vấn vào cuối tháng 10, ông Akio Toyoda đã có những trải lòng về việc tái cấu trúc công ty, cách tạo nên một chiếc xe hơi thú vị cũng như gánh nặng của “người được chọn”.
Phóng viên: Ông đã có một danh sách dài các mục tiêu thách thức tại Toyota, khởi đầu với việc khai sinh trang web Gazoo chuyên kinh doanh xe ô tô đã qua sử dụng vào những năm 1990. Với tư cách là chủ tịch công ty, ông thực hiện điều đó bằng cách nào?
Chủ tịch Toyoda: Tất cả nhân viên tại Toyota đều tin rằng họ đã làm việc theo phương pháp hợp lý nhất. Tuy nhiên, thế giới đang thay đổi.
Vào thời điểm Gazoo ra đời, tôi chỉ là một trưởng bộ phận. Tôi đã phải đối mặt với sự phản đối dữ dội khi đề nghị cần phải vận hành công việc theo một cách hiệu quả hơn.
Khi đến thăm khu vực dịch vụ của các đại lý để xem phương pháp xử lý công việc của họ, tôi đã thấy rất những hàng dài xe ô tô nối đuôi nhau. Tuy nhiên, chỉ một phần trong số đó đang được sửa chữa. Các đại lý đã vô cùng tức giận khi tôi nói rằng cửa hàng dịch vụ của họ thực chất chỉ là các bãi đậu xe.
Tôi đã đối mặt với sự phản đối, chỉ đơn giản như vậy. Do đó, tôi nói về chương trình này giống như cách Jedi chống lại Đế chế trong loạt phim Star Wars.
Bây giờ, tôi đã là chủ tịch của công ty, nhưng cảm giác đó vẫn không thay đổi. Tôi cảm thấy tôi vẫn là một Jedi, giống như khi tôi còn ở vị trí trưởng bộ phận. Tôi muốn các nhà đầu tư hiểu được lối suy nghĩ giống như Jedi của chủ tich tập đoàn Toyota.
Phóng viên: Vậy ông vẫn cảm thấy bản thân mình giống như một Jedi?
Chủ tịch Toyoda: Đúng vậy. Mặc dù chưa từng có tiền lệ, song tôi tin rằng luôn hiện hữu một phương pháp tốt hơn. Bằng việc sống với quan điểm đó, tôi hy vọng các nhân viên đang làm việc cho Toyota sẽ được truyền cảm ứng để đảm đương những thách thức mới.
Phóng viên: Nguyên nhân nào dẫn đến việc ông quyết định chia Toyota thành các công ty nhỏ vào năm ngoái?
Chủ tịch Toyoda: Khi doanh số của công ty sắp vượt qua cột mốc 10 triệu chiếc, tôi bắt đầu có cảm giác rằng quy mô quá lớn chính là một điểm yếu của Toyota. Tôi phải chắc chắn rằng thành tựu chúng tôi đã tạo nên sẽ được chuyển đổi thành sức mạnh.
Mỗi khu vực sở hữu một phân khúc khách hàng khác nhau, những dòng sản phẩm khác nhau và các cách tiếp cận khác nhau.
Ông Akio Toyoda đưa ra tầm nhìn dài hạn cho Toyota.
Tôi muốn các cá nhân sở hữu kiến thức tốt nhất và đam mê lớn nhất trong một lĩnh vực hoặc một khu vực cụ thể đưa ra quyết định cho khu vực đó. Tại Toyota vào thời điểm hiện nay, chúng tôi đang nỗ lực một cách nghiêm túc, để các cá nhân xuất sắc nhất, phù hợp nhất sẽ được làm việc tại những vị trí giúp họ phát huy tối đa năng lực.
Ví dụ, chúng tôi sở hữu công ty xe hơi thể thao Gazoo Racing, chuyên tập trung vào các mẫu xe thể thao thú vị. Hoặc chúng tôi có công ty xe thương mại để tập trung vào các dòng xe phục vụ công việc. Và để tạo nên thế hệ tiếp theo của những chiếc xe hơi thân thiện với môi trường, chúng tôi có một công ty kỹ thuật tiên tiến làm nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển.
Sau khi triển khai, chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi đang thiếu một vài yếu tố. Chúng tôi không sở hữu bất cứ một công ty nào chuyên về xe điện hoặc các thị trường mới nổi. Vì vậy, chúng tôi thành lập thêm.
Hiện giờ, chúng tôi đã có một mức độ phủ sóng tốt trên toàn thế giới.
Phóng viên: Vậy theo ông, rủi ro lớn nhất mà Toyota cần đối mặt trong 30 năm tới là gì?
Chủ tich Toyoda: Tôi nghĩ rủi ro lớn nhất chính là lối làm việc chủ quan, thiếu đi hành động vì cho rằng 2030 hoặc 2050 là một tương lai ở rất xa.
Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn có rất nhiều thứ để làm. Thế giới đang thay đổi. Ngành công nghiệp ô tô cũng không đứng yên. Và nếu chúng tôi hài lòng với hiện tại, tôi cho rằng sự tăng trưởng của Toyota sẽ chấm dứt.
Phóng viên: Vậy Toyota sẽ lên kế hoạch cho tương lai phía trước như thế nào?
Chủ tịch Toyota: Những người sáng lập công ty, bao gồm cả ông nội của tôi đã không có cơ hội nếm trải thành quả cho những nỗ lực đã bỏ ra trước khi qua đời. Tuy nhiên, với tư duy “Let do it” (Hãy thực hiện đi), họ đã biến Toyota thành một tập đoàn sản xuất ô tô lớn mạnh như ngày nay và đó là một sự chuyển đổi lớn. Nhờ có nỗ lực này, chúng tôi mới có cơ hội gặt hái được thành công.
Với tư duy “Let do it” (Hãy thực hiện đi), những người sáng lập công ty đã biến Toyota thành một tập đoàn sản xuất ô tô lớn mạnh như ngày nay và đó là một sự chuyển đổi lớn.
Vì vậy, trong các thập kỷ tiếp theo, cách mà những thế hệ tương lai đánh giá chúng tôi sẽ được quyết định bởi các thách thức mà chúng tôi dám đón nhận tại thời điểm này.
Chúng tôi không muốn bị đánh giá như những kẻ đã lãng phí nguồn lực công ty, hay hưởng lợi từ sự khó khăn mà họ phải trải qua.
Một số nhân viên đang làm việc cho Toyota hiện nay sẽ vẫn tiếp tục công việc của họ tại đây vào năm 2050. Và tôi chắc chắn những người này sẽ muốn đảm bảo sự phát triển bền vững.
Phóng viên: Khi trở thành chủ tịch tập đoàn vào năm 2009, ông hầu như không bao giờ chia sẻ về gia đình. Trong khi đó, vào thời điểm này, ông nói nhiều hơn bao giờ hết về gia đình mình cũng như trách nhiệm của bản thân. Tại sao lại như vậy?
Chủ tịch Toyoda: Tên họ là thứ mà tôi đã giấu kín trong phần lớn cuộc đời mình. Tôi đã bắt đầu sử dụng tên của minh như một cách biểu hiện cá tính. Có rất nhiều trải nghiệm dẫn đến điều này.
Thứ nhất, tại các cuộc họp, tôi nghĩ mọi người sẽ muốn lắng nghe ý kiến của người đứng đầu công ty.
Một trải nghiệm khác liên quan đến các cuộc gặp gỡ với những vận động viên khuyết tật. Họ thực sự lạc quan và là các chiến binh tuyệt vời. Họ chuyển các nhân tố bất lợi của chính mình thành sức mạnh cá nhân. Như tôi thấy, tôi bắt đầu nhận ra tôi nên sử dụng tên của chính mình như một các để bộc lộ cá tính.
Phóng viên: Liệu có chăng một số thành tựu ông đạt được trên cương vị chủ tịch vì ông mang họ Toyoda?
Chủ tich Toyoda: Một số công việc tôi có thể làm bởi tôi mang họ Toyoda. Hãy nhớ đến triển lãm quốc tế Tokyo. Cuộc họp báo đầu tiên do Phó chủ tich điều hành Didier Leroy đảm nhận.
Nhiều người tự hỏi tại sao chủ tịch Toyota lại không xuất hiện tại triển lãm quê nhà. Tuy nhiên, việc ông Leroy - một người không sử dụng ngôn ngữ tiếng Nhật - truyền tải thông điệp đến báo chí vào ngày đầu tiên giúp đại diện tốt hơn cho tính đa dạng tại Toyota.
Ông Toyoda cho rằng rủi ro lớn nhất chính là lối làm việc chủ quan, thiếu đi hành động vì cho rằng 2030 hoặc 2050 là một tương lai ở rất xa.
Phóng viên: Ông đang mang những tính cách của mình vào văn hóa công ty và những chiếc ô tô do Toyota sản xuất. Liệu đây có phải là một phần trong kế hoạch chống lại quá trình thương mại hóa những chiếc xe hơi?
Chủ tịch Toyoda: Đúng vậy. Xung quanh Toyota là muôn vàn các đối thủ cạnh tranh, dù là trong lĩnh vực xe tự lái hay xe điện. Các nhà sản xuất mới xuất hiện, đặc biệt tại những quốc gia đang phát triển.
Even Dyson nói rằng họ muốn sản xuất một chiếc xe điện. Sau đó Apple và Google cũng tuyên bố tương tự.
Chính vì vậy, các tên tuổi lâu năm trong ngành công nghiệp ô tô nên tập trung nhiều vào những chiếc xe có khả năng giành tình cảm và sự mến mộ của người dùng khi họ đón nhận thách thức về một phương pháp di chuyển mới.
Phóng viên: Theo ông, những chiếc xe sẽ có hình dáng như thế nào vào năm 2030 hoặc năm 2050?
Chủ tịch Toyoda: Tôi không biết. Tôi ước mình có thể sống đến năm 2030 hoặc 2050. Những chiếc xe tại thời điểm đó có thể sẽ không có bánh xe hoặc vô lăng. Chúng ta có thể tưởng tượng nhiều điều.
diep_pn